Tài liệu: Thủ đô Damas

Tài liệu

Tóm tắt nội dung

Thủ đô và thành phố chính của Syrie về phía Nam giáp với sa mạc Syrie và gần biên giới Liban, trong ốc đảo Ghutah và cớ sông Barada chảy qua. 1.251.028 dân (1981).
Thủ đô Damas

Nội dung

Thủ đô Damas (tiếng Ả Rập: Dimashq as - Sham)

Thủ đô và thành phố chính của Syrie về phía Nam giáp với sa mạc Syrie và gần biên giới Liban, trong ốc đảo Ghutah và cớ sông Barada chảy qua. 1.251.028 dân (1981). Nằm giữa dãy Anti- Liban, dãy núi lửa Druze ở phía Đông - Nam và những dãy núi chạy từ Đông - Bắc Damas, qua biên giới Syria đến phía Bắc Syrie (núi Charqui, Bichri, Abdulaziz, Sindjar).

Damas có tên trong Sáng thế kỷ, một bộ phận của Đế chế Ai Cập triều đại XVIII (thế kỷ XVI TCN). Nhưng thật sự chỉ bắt đầu lịch sử vào thế kỷ X TCN khi trở thành thủ đô của vương quốc Aram mà các vua vốn là kẻ thù của Israel. Damas bị người Mamelouk chinh phục năm 1260. Họ chặn được nạn xâm lược và lấy Damas làm tỉnh lị của Syrie. Năm 1401, phải mở cửa cho Thái Mộc Nhi vào cướp phá, nhưng ngay sau, đó bị người Mamelouk chiếm lại năm 1516 bị Sélim I sáp nhập vào Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ và là trụ sở của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đến năm 1818. Năm 1860, những biến cố ở Liban, một số lớn những người công giáo bị quân Druze tàn sát ở Damas. Damas bị Anh chiếm năm 1918, một thời thuộc vương quốc Faysal I, sau được đặt dưới quyền ủy trị của Pháp vốn phản đối phong trào dán tộc Syrie (10 - 1925). Năm 1946, Damas trở thành thủ đô của nước Syrie độc lập.

Damascus, một nơi nổi tiếng với những kiến trúc Hồi giáo vĩ đại như các giáo đường Hồi giáo, trong đó có Giáo đường Umâydes một trong những kiệt tác của nghệ thuật Hồi giáo. Giáo đường này xây trên nền đền thờ Adad (Jupiter Damascénien) được thay thế bằng Đại giáo đường Saint - Jean - Baptiste của Théodose II thế kỷ IV và chịu ảnh hưởng kiến trúc của nhà thờ Thiên Chúa giáo (hàng cột, bức khảm kiểu Byzance), ở trong có lăng mộ Saladin. Lâu đài Azem (thế kỷ XVIII). Nhiều rau quả (dưa gang), ngũ cốc, trái cây (mơ), ô liu, nho.

Thành phố Damascus nổi tiếng với bức tường bao quanh xây từ thời La Mã. Trong hai thiên niên kỷ qua, bức tường này được xây lại nhiều lần. Khúc tường nằm ở giữa cổng An Toàn (Bad - Salama) và cổng Jhomas (Bad Touma) được giữ gìn khá tốt. Những di tích còn lại thời La Mã là cổng phía Tây của đền thờ Jupiter (Thần Zeus). Cổng đền thờ nằm cuối vùng Souk al Hamdiyyah được dựng lên bởi hai cột lớn theo phong cách Corinthe đỡ lấy thanh lanh tô có trang trí hoa văn.

Damascus là trung tâm văn hóa Syrie, nơi có những bảo tàng nổi tiếng như Bảo tàng Y tế và Khoa học ở cách Souk al Hamdiyyah không xa, nơi đây trưng bày một bệnh viện có từ thế kỷ XII. Viện Bảo tàng Nghệ thuật và truyền thống của Serie. Viện Bảo tàng Quốc gia, nằm bên ngoài thành phố Damascus gần Palmya. Tại đây trưng bày một bộ sưu tập lý thú gồm tượng, tranh khảm tường, đồ dùng thủy tinh mỹ nghệ đồ trang sức có từ thế kỷ XII.

Damascus còn là một trung tâm kinh tế phát triển. Một nơi sản xuất nhiều hoa quả tươi, một trung tâm công nghiệp và nghề thủ công.

 




Nguồn: bachkhoatrithuc.vn/encyclopedia/4186-02-633705739104765970/Xiry/Thu-do-Damas.htm


Chưa có phản hồi
Bạn vui lòng Đăng nhập để bình luận